Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Chef- Anh chàng đầu bếp tập làm truyền thông

Đây là một bộ phim không quá hay nhưng rất đáng xem. Bộ phim chứa đựng trong đấy nhiều bài học về cách làm truyền thông bổ ích mà chúng ta có thể học hỏi. Đây là một bộ phim hài hước nói về một a chàng đầu bếp Jon Favreau bỏ việc và cùng đứa con nhỏ của mình đi bán đồ ăn trên xe lưu động. Nhờ vào truyền thông và MXH mà thành công đã đến với 2 bố con.

chef movie, bài học truyền thông
1. Mạng xã hội - cơ hội cho mọi người
Điểm nhấn đầu tiên của bộ phim đến khi anh chàng Jon Favreau do không biết sử dụng Twitter đã công khai Tweet lại người phê bình nổi tiếng (có hơn vài trăm nghìn follow ) đã chê bai món ăn của anh. Và kết quả ở đây là gì: Nhà hàng đông khách chưa từng thấy bởi họ tò mò không biết a chàng sẽ làm gì để đối lại, tài khoản twitter mới lập của Jon đã có hàng chục nghìn follow.
chef movie, bài học truyền thông
=> Bài học: Mạng xã hội trở thành một Media chanel không hề tốn phí nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách. Twitter hay ở chỗ có hastag # và mọi người có thể biết người ta đang bàn luận những gì quanh chủ đề đó. Tuy vậy ở VN Twitter ko được yêu thích bằng FB,
2. Khủng hoảng truyền thông - cơ hội cũng như thách thức
Việc công khai chống đối trên Twitter cũng như clip anh chàng mắng thẳng vào mặt vị chuyên gia phê bình ẩm thực đã tạo ra một cuộc khủng hoảng truyền thông thật sự. Clip khá" viral" khi được mọi người share nhau khiến anh chàng càng nổi tiếng thêm. Hậu quả là anh chàng phải nghỉ việc ở nhà hàng và các nhà hàng khác đều không dám mời về. Bộ phim cũng có đoạn hội thoại nhờ tư vấn của Jon với 1 chuyên gia truyền thông về cách xử lý khủng hoảng. Anh chàng khá ngây thơ khi cho rằng có thể gỡ bỏ clip kia xuống. Người chuyên gia đã khuyên anh ta rằng " You Can Either Disappear or Take Advantage of Something Terrible"
chef movie, bài học truyền thông
=>Bài học về sự cẩn trọng - trong thời buổi Smartphone và MXH phổ biến gần như tất cả mọi người bây giờ, 1 hành động hay câu nói nông nổi của bạn sẽ trở thành chính lưỡi dao kết liễu bạn. Cẩn trọng và có suy nghĩ thấu đáo- đừng để cảm xúc lấn át bạn, như vị ad của Điện Máy BestMua nào kia
=> Bài học giải quyết khủng hoảng:" Hãy biến mất hoặc tận dụng nó" Rõ ràng khủng hoảng ở MXH đều cho ta cả thách thức và cơ hôi. Anh chàng Jon được tư vấn lợi dụng sự nổi tiếng ( theo hướng hơi tiêu cực ) lúc đó để tham gia vào show truyền hình thực tế, bán quảng cáo.. nhưng anh ta đã không làm vậy mà biến mất một thời gian để rồi tái xuất với chiếc xe tải bán đồ ăn. Khi đó phần lớn lượng người quan tâm đã không còn nhớ đến scandal của anh mà chỉ quan tâm xem a đang làm gì. Đây được coi là một bước đi khá thông minh về lâu về dài của anh ta. 1 ví dụ Ở VN ứng dụng việc này là #BàTưng khi lặn mất tăm 1 thời gian sau clip gây xôn xao và trở lại với hình ảnh trong sáng và được đông đảo sự ủng hộ. Còn ngược lại thì sao? #KennySang đang tận dụng những gì truyền thông mang lại sau những tai tiếng liên tiếp, nhưng xem ra đó là hướng đi không được bền.
3. Muốn khởi nghiệp - Hãy bắt đầu từ 1 câu chuyện hay
Sau khi được lời khuyên của vợ, 2 bố con nhà Jon bắt đầu khởi nghiệp từ chiếc xe bán đồ ăn. Câu chuyện chiếc xe đồ ăn của 2 bố con được rất đông đảo mọi người chào đón khi nó thể hiện niềm đam mê của Jon và inspire được mọi người thực hiện giấc mơ của mình. Điều này thể hiện qua rất nhiều phản ứng tích cực trên mạng háo hức muốn nếm thử đồ ăn trên chiếc xe của mọi người.
chef movie, bài học truyền thông
=> Bài học: 1 câu chuyện hay và thu hút truyền thông cũng như mọi người là điều cần thiết nhất của mọi startup. 1 câu chuyện hay và thú vị không những giúp bạn có earn media miễn phí mà còn gây thiện cảm lớn nơi khách hàng ngay từ khi khởi đầu. Đó chính là cơ hội cho những bạn trẻ dám nghĩ, dám làm và có ý tưởng độc đáo bắt tay vào khởi nghiệp.
4. Mạng xã hội - công cụ tuyệt vời để kết nối với khách hàng
Chiếc xe bán đồ ăn của Jon đã thật sự trở thành cơn sốt trên toàn đất Mỹ. Ở mỗi bang chiếc xe đi qua đều có hàng dài người xếp hàng chờ đợi không khác gì một sự kiện lớn. Điều thành công đó có thể nói đến rất nhiều nhờ vào công của cậu con trai Jon khi cậu bé liên tục update hình ảnh + hành trình lên tài khoản twiter của Jon.
chef movie, bài học truyền thông
=> Bài học: cậu bé con của john vô tình đã làm rất tốt việc Marketing trực tuyến thông qua MXH hiện nay. Bằng việc thông báo, update hình ảnh + lịch trình của chiếc xe mỗi nơi đi qua, cậu bé đã làm được việc mà bất kì bộ phận marketing của công ty nào cũng muốn làm đó có thể tương tác với khách hàng 24/7.
=> Bài học về kết nối với người dùng: Trong suốt chuyến đi, cậu bé tịnh nghịch luôn ghi hình và chụp ảnh về chiếc xe cũng như các thành viên. Các vị khách còn khá thích thú khi được chụp ảnh với chiếc xe cùng các thành viên và share nó lên trên mạng như một trào lưu.Thậm chí cậu còn biết sử dụng app #Vine để tạo nên những clip ngắn thú vị và khá dễ thương để tương tác với khách hàng tốt hơn. Các doanh nghiệp hiện nay cũng đang áp dụng phương pháp này để PR hình ảnh theo hướng thân thiện hơn với người dùng. Có thể ví dụ như clip của #LiênViệtPostBank hay #MicrosoftVietNam của Việt Nam hay serries clip " Will it blend" của #Blendtec.
Kết luận:
1 bộ phim không quá hay nhưng cũng đáng để xem. Tuy mang hơi hướng cổ tích hiện đại nhưng bộ phim mang khá nhiểu bài học bổ ích cho các startup. Ý nghĩa chính mà bộ phim mang lại chính là việc hãy yêu những gì bạn làm và sống chết với nó bất kể người khác nói về bạn ra sao. Đó cũng chính là câu hỏi mà John luôn tự vấn mình trong phim " Are you happy with what you doing"
Nguồn : Sưu tầm (Trần Trung Kiên/BrandsVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét